Dien dan kt11b-k45 CDKTCN BAC GIANG
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

ket ban, giao luu, giai tri...

Latest topics
» nhìn lại bản thân...tôi ân hận
on tap chinh tri  I_icon_minitimeSun Feb 26, 2012 3:42 pm by Admin

» tâm sự của 2 đứa trẻ
on tap chinh tri  I_icon_minitimeSat Dec 24, 2011 2:49 pm by Admin

» cong tac doan cua truong
on tap chinh tri  I_icon_minitimeFri Dec 23, 2011 9:56 am by Admin

» Thư giãn cuối tuần 17/12/2011 - Copy & Bơm vá
on tap chinh tri  I_icon_minitimeThu Dec 22, 2011 8:55 pm by Admin

» loi chuc giang sinh cho ban gai
on tap chinh tri  I_icon_minitimeWed Dec 21, 2011 8:49 am by Admin

» Merry Christmas 2011 !."
on tap chinh tri  I_icon_minitimeMon Dec 19, 2011 10:58 am by Admin

» Lê Văn Luyện kể chuyện tình yêu
on tap chinh tri  I_icon_minitimeThu Dec 08, 2011 10:58 am by Admin

» i love you _duy khanh
on tap chinh tri  I_icon_minitimeThu Dec 08, 2011 9:47 am by Admin

» buon _)duy khanh
on tap chinh tri  I_icon_minitimeThu Dec 08, 2011 9:46 am by Admin

Đăng Nhập

Quên mật khẩu



Tìm kiếm
 
 

Display results as :
 


Rechercher Advanced Search

Keywords

May 2024
MonTueWedThuFriSatSun
  12345
6789101112
13141516171819
20212223242526
2728293031  

Calendar Calendar

Affiliates
free forum


You are not connected. Please login or register

on tap chinh tri

Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

1on tap chinh tri  Empty on tap chinh tri Thu Nov 24, 2011 10:01 am

Admin

Admin
Nhà điều hành(Admin)

Câu 1: Bối cảnh ls của sự ra đời đảng cộng sản vn.
1-Hoàn cảnh quốc tế:
- Trên TG lúc này CNTB phát triển mạnh mẽ và chuyển sang ĐQCN, chúng tiến hành đi xâm chiếm các nước khác, nhiều dt bị áp bức thống trị. Vấn đề dt nổi lên và trở thành vấn đề của thời đại.
- CNMLN lúc này đã phát triển mạnh mẽ, CMT10 Nga thành công và 1 nước XHCN đầu tiên ra đời, mở ra 1 thời đại mới trong lịch sử phát triển của loài người, thức tỉnh và cổ vũ các dt bị áp bức đứng lên đấu tranh giải phóng. Cuộc CM đó đã đem lại cho nhân dân một cuộc sống mới tốt đẹphơn.
- Nhiều nước học tập kinh nghiệm của CMT10 (CMVS đã làm thay đổi toàn bộ bộ mặt của nước Nga biến 1 nước Nga tiền TB rất lạc hậu, người dân vô cùng cực khổ thành 1 nước XHCN hoàn toàn "nước Nga có chuyện lạ đời, biến người nô lệ thành người tự do") và trong đó có VN, sự học tập này kinh nghiệm đúng đắn của CMT10 Nga đã dẫn đến sự ra đời của ĐCSVN.
+ Các ĐCS liên kết với nhau thành lập Quốc tế CS, trong quốc tế CS có rất nhiều ĐCS rất nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ VN, trong đó nổi bật nhất là: ĐCS pháp, ĐCS ấn độ, ĐCS trung quốc và ĐCS thái lan.
2-Hoàn cảnh trong nước:
- Nước ta đã bị thực dân pháp xâm lược và thống trị bằng chính sách cai trị độc ác bảo thủ, đã biến xh VN thành 1 xh thuộc địa nửa phong kiến (đặc trưng của xh thuộc địa nửa phong kiến là: sự câu kết rất chặt chẽ giữa CNĐQ và các thế lực phong kiến để thống trị, đàn áp, bóc lột nhân dân làm cho nước VN mất hết độc lập chủ quyền, nhân dân VN bị mất hết tự do, dân chủ xh VN bị kìm hãm không phát triển lên được, mặc dù có tiềm lực rất lớn)
- Nhiều phong trào yêu nước gpdt đã diễn ra rất sôi nổi, anh dũng nhưng đều bị thất bại và bị dìm trong bể máu. Do đó Vn ở trong tình trạng khủng hoảng về đường lối gpdt và khủng hoảng về giai cấp lãnhđạo.
- NAQ trên đường tìm đường cứu nước đã tiếp thu được ánh sáng CMT10 Nga, cùng với việc nghiên cứu các phong trào CM của các nước khác và phong trào cách mạng trong nước đã tìm ra con đường gpdt đó là con đường "độc lập dt gắn liên với CNXH".
- NAQ từ 1 nhà yêu nước chân chính đã trở thành 1 người cộng sản mẫu mực và người cũng mong thành lập 1 ĐCS như ĐCS Nga và người đã tích cực chuẩn bị về mặt tư tưởng-chính trị, tổ chức cho việc thành lập đảng. KQ là 3 đảng CS đã được thành lập trong thời gian rất ngắn và đã được tập hợp lại thành 1 đảng duy nhất ĐCSVN.
3-ý nghĩa ls việc thành lập đảng
a)Đảng CMVN ra đời ngày 3/2/1930 là 1 tất yếu ls bởi vì:
- Đó là kq chín muồi của cuộc đấu tranh dt và đấu tranh giai cấp trong thời đại ls mới.
- Đó là kq của sự chuẩn bị công phu và khoa học của lãnh tụ NAQ trên cả ba mặt chính trị, tư tưởng và tổ chức.
- Đó là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa M-L với phong trào đấu tranh của GCCN và phong trào yêu nước của nhân dân VN trong đầu thế kỷ XX. Sự ra đời của ĐCSVN vừa thể hiện quy luật phổ biến của sự hình thành chính đảng CM của GCCN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào công nhân) vừa thể hiện quy luật đặc thù VN (chủ nghĩa M-L kết hợp với phong trào CN và p/trào yêu nước VN).
b) ĐCSVN ra đời ngày 3/2/1930 đã đánh dấu 1 bước ngoặt trọng đại của ls CMVN là vì:
- Chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối gpdt "tưởng chừng không có lối ra" ở VN. Mở ra 1 thời kỳ mới: thời kỳ CMVN đi theo con đường CMVS, sự nghiệp gpdt gắn liền với giải phóng GCCN và giải phóng toàn xh, độc lập dt gắn liền với CNXH.
- Kết thúc thời kỳ đấu tranh tự phát để chuyển sang thời kỳ đấu tranh tự giác của GCCN. Chứng tỏ GCCN VN đã đến độ trưởng thành đủ sức nắm vai trò lãnh đạo cách mạng thông qua đội tiên phong cách mạng của.mình.
- Mở đầu 1 thời kỳ mới CMVN, đã có 1 nhân tố cơ bản nhất, quyết định nhất, để liên tục dấy lên các cao trào cách mạng, đưa CMVN đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác
VAI TRÒ CỦA HỒ CHÍ MINH TRONG TỔ CHỨC,XÂY DỰNG VÀ RÈN LUYỆN ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM
Mùa xuân năm 1930, Hồ Chí Minh sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Đây là đóng góp to lớn có tính bước ngoặt tìm ra con đường cách mạng Việt Nam của Người. Từ đây chấm dứt thời kỳ "đen tối như không có đường ra", chấm dứt thời kỳ bế tắc, khủng hoảng về đường lối của cách mạng nước ta. Sự ra đời của Đảng đã mở ra thời đại mới của lịch sử nước ta - thực hiện độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội và góp phần tích cực vào sự nghiệp cách mạng thế giới. Sau bao năm bôn ba, học hỏi và hoạt động trong phong trào công nhân khắp thế giới, Hồ Chí Minh đã nhận ra rằng, muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản; chỉ có chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới thoát khỏi ách nô lệ. Vai trò của Hồ Chí Minh trong tổ chức, sáng lập ra Đảng Cộng sản Việt Nam vô cùng to lớn. Song, vấn đề có ý nghĩa đặc biệt quan trọng là Người đã xây dựng và rèn luyện Đảng ta thành một đảng mác-xít - lê-nin-nít kiên cường, giàu bản lĩnh và kinh nghiệm trong lãnh đạo cách mạng cũng như xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh.
Trước hết, Hồ Chí Minh xác định: Đảng ta là Đảng của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của dân tộc Việt Nam; Đảng là đội tiên phong của giai cấp công nhân, đồng thời cũng là đội tiên phong cách mạng của dân tộc. Năm 1848, C. Mác và Ph. Ăng-ghen đã khẳng định trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản rằng, trong cuộc đấu tranh giành lấy chính quyền thì giai cấp vô sản "phải tự vươn lên thành giai cấp, phải tự mình trở thành dân tộc". Với Hồ Chí Minh, quan điểm này đã được cụ thể hóa vào thực tiễn sinh động của phong trào công nhân và cách mạng Việt Nam. Vì vậy, trong xây dựng Đảng, không phải chỉ có giai cấp công nhân mà cả nhân dân lao động và toàn dân tộc đều tham gia. Cả dân tộc thừa nhận Đảng là của mình, cả dân tộc tin tưởng ở Đảng, quyết tâm thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, tích cực bảo vệ và tham gia xây dựng Đảng. Điều này thực sự là niềm tự hào của Đảng ta, không phải đảng nào cũng có được.
Hai là, trong xây dựng, rèn luyện Đảng ta, Hồ Chí Minh đặc biệt chú ý tính hệ thống, cơ bản, toàn diện và thiết thực: từ tư tưởng, chính trị, tổ chức, đạo đức đến phương thức lãnh đạo và phong cách công tác.
Về tư tưởng: Ngay trong quá trình tiến tới thành lập Đảng, Người khẳng định: Đảng muốn lãnh đạo cách mạng đến thắng lợi thì Đảng phải vững; Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu và làm theo chủ nghĩa ấy; chủ nghĩa chân chính nhất, chắc chắn nhất, cách mạng nhất là chủ nghĩa Mác - Lê-nin; Theo Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác - Lê-nin là nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động của Đảng, Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng luôn coi việc trau dồi những phẩm chất đạo đức theo chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh trên cơ sở truyền thống của dân tộc cho cán bộ, đảng viên làm "gốc" để có lối sống lành mạnh, vững vàng trong mọi thử thách, mọi hoàn cảnh.
Về chính trị: Theo Hồ Chí Minh, xây dựng, rèn luyện Đảng về chính trị có mối quan hệ mật thiết với xây dựng, rèn luyện Đảng về tư tưởng. Muốn xây dựng Đảng về chính trị đúng đắn, trước hết phải đứng vững trên một nền tảng tư tưởng vững chắc. Dưới ánh sáng của nền tảng tư tưởng mà hoạch định đường lối của Đảng, tổ chức đưa đường lối của Đảng vào cuộc sống, biến đường lối của Đảng thành kế hoạch, thành luật pháp của Nhà nước, thành hành động cách mạng của quần chúng đông đảo. Đảng phải tổ chức tổng kết thực tiễn, rút ra những kết luận mới để bổ sung, hoàn thiện đường lối của Đảng, đồng thời bổ sung và hoàn thiện lý luận của Đảng.
Về tổ chức: Hồ Chí Minh đòi hỏi phải thường xuyên kiện toàn bộ máy của Đảng trên cơ sở yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng. Khi kiện toàn, phải chú ý mặt tổ chức bộ máy, đồng thời xác định cơ chế hoạt động của bộ máy Đảng từ trung ương đến cơ sở nhằm phát huy cao nhất vai trò nền tảng của tổ chức cơ sở đảng và vai trò quyết định của tổ chức lãnh đạo cao nhất trong xây dựng, rèn luyện Đảng về tổ chức. Mặt khác, Hồ Chí Minh rất chú ý tới mối quan hệ giữa bộ máy và con người trong kiện toàn tổ chức, đặc biệt là đội ngũ cán bộ chủ chốt và người đứng đầu bộ máy.
Về đạo đức: Hồ Chí Minh cho rằng, đạo đức cách mạng là cái "gốc", cái nền của người cán bộ, đảng viên. Trong xây dựng, rèn luyện Đảng, không thể thiếu việc xây dựng, rèn luyện đạo đức của cán bộ, đảng viên. . Bởi vậy, trong xây dựng, rèn luyện đạo đức cho cán bộ, đảng viên, phải kiên quyết đấu tranh chống thói đạo đức giả, phi đạo đức.
Về phương thức lãnh đạo và phong cách công tác: Đây là lĩnh vực phương pháp cách mạng và phong cách hoạt động của Đảng, của cán bộ, đảng viên. Nó có quan hệ trực tiếp đến việc thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, đến sự thành công hay không thành công của cách mạng, đến sức mạnh và sự tồn vong của Đảng.
Ba là, Hồ Chí Minh lãnh đạo Đảng ta thực hiện các nguyên tắc xây dựng Đảng.
Trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải xuất phát từ thực tiễn xây dựng Đảng ta mà thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và sáng tạo những nguyên tắc của chủ nghĩa Mác - Lê-nin. Người đòi hỏi Đảng ta phải thực hiện nghiêm túc nguyên tắc có tính nền tảng là Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác - Lê-nin làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động. Trong tổ chức, Đảng phải thực hiện đầy đủ nguyên tắc tập trung dân chủ - một nguyên tắc quyết định sức mạnh của Đảng. Trong lãnh đạo, Hồ Chí Minh đòi hỏi Đảng phải thực hiện đúng đắn nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách. Thực hiện đúng đắn nguyên tắc này mới tránh cho Đảng không rơi vào chủ quan, độc đoán, chuyên quyền và mới biến đường lối của Đảng trở thành thực tiễn sinh động. Trong sinh hoạt Đảng, Hồ Chí Minh đặt vấn đề phải thực hiện tốt nguyên tắc tự phê bình và phê bình - một vũ khí và là quy luật làm cho Đảng trở nên trong sạch, vững mạnh. Đồng thời, Đảng phải thực hiện tốt nguyên tắc kỷ luật nghiêm minh và tự giác, cũng như nguyên tắc đoàn kết thống nhất trong Đảng, cán bộ đảng viên phải tự giác chấp hành kỷ luật của Đảng, phải giữ gìn sự thống nhất của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình.
Trong xây dựng Đảng, Hồ Chí Minh còn đòi hỏi Đảng phải thực hiện thường xuyên và làm tốt nguyên tắc quan hệ mật thiết với nhân dân. Chỉ có nhân dân bảo vệ, giúp đỡ thì Đảng mới tồn tại và phát triển, mới trong sạch, vững mạnh.
Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. Thực hiện đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc được Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm, cũng là một nguồn sức mạnh của cách mạng Việt Nam mà hiện nay Đảng ta đang tiếp tục vận dụng và thực hiện.
Bốn là, để Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, trong quá trình xây dựng, rèn luyện Đảng, Hồ Chí Minh đề ra phải thực hiện thật tốt công tác kiểm tra của Đảng.
Theo Người, lãnh đạo mà không kiểm tra tức là không lãnh đạo. Kiểm tra tốt thì bao nhiêu ưu điểm, khuyết điểm, đều thấy rõ. Bởi vậy, kiểm tra phải toàn diện và mọi sai lầm, khuyết điểm phải xử lý nghiêm minh, kịp thời, đúng Điều lệ của Đảng và luật pháp của Nhà nước. Công tác kiểm tra đòi hỏi người đi kiểm tra phải gương mẫu, có hiểu biết sâu rộng, vững vàng.
Với truyền thống, kinh nghiệm và bản lĩnh suốt 75 năm qua, dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh, ngày nay nhất định Đảng ta sẽ tiếp tục được xây dựng trong sạch, vững mạnh, hoàn thành trọng trách lãnh đạo dân tộc xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, như mong ước của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG, CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH, CHÍ CÔNG VÔ TƯ
Chủ tịch Hồ Chí Minh là người nêu một tấm gương mẫu mực về thực hành đạo đức cách mạng để toàn Đảng, toàn dân noi theo. Suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, lãnh tụ Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới giáo dục, rèn luyện đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Thống kê trong di sản Hồ Chí Minh để lại có tới gần 50 bài và tác phẩm bàn về vấn đề đạo đức. Có thể nói, đạo đức là một trong những vấn đề quan tâm hàng đầu của Hồ Chí Minh trong sự nghiệp cách mạng.
Hồ Chí Minh quan niệm đạo đức là nền tảng và là sức mạnh của người cách mạng, coi đó là cái gốc của cây, ngọn nguồn của sông nước: Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng thì mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang vì sự nghiệp độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Người viết: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn thì sông cạn. Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được nhân dân” Người quan niệm đạo đức tạo ra sức mạnh, nhân tố quyết định sự thắng lợi của mọi công việc: “Công việc thành công hoặc thất bại, đều do cán bộ tốt hay kém”. Quan niệm lấy đức làm gốc của Hồ Chí Minh không có nghĩa là tuyệt đối hoá mặt đức, coi nhẹ mặt tài. Người cho rằng có tài mà không có đức là người vô dụng nhưng có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Cho nên, đức là gốc nhưng đức và tài phải kết hợp với nhau để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng.
- Theo Hồ Chí Minh những chuẩn mực chung nhất của nền đạo đức cách mạng Việt Nam gồm những điểm sau:
Một là, trung với nước hiếu với dân.
Đây là phẩm chất quan trọng nhất, bao trùm nhất và chi phối các phẩm chất khác.
Từ khái niệm cũ "trung với vua, hiếu với cha mẹ" trong đạo đức truyền thống của xã hội phong kiến phương Đông, Hồ Chí Minh đưa vào đó một nội dung mới, phản ánh đạo đức ngày nay cao rộng hơn là “Trung với nước hiếu với dân”. Đó là một cuộc cách mạng trong quan niệm đạo đức.
Nội dung chủ yếu của trung với nước là:
- Trong mqh giữa cá nhân với cộng đồng và xã hội, phải biết đặt lợi ích của Đảng, của Tổ quốc, của cách mạng lên trên hết, trước hết.
- Quyết tâm phấn đấu thực hiện mục tiêu cách mạng.
- thực hiện tốt mọi chủ trương, chính sách của Đảng vaf nhà nước.
Nội dung chủ yếu của hiếu với dân là:
- Khẳng định vai trò sức mạnh thực sự của nhân dân
- Tin dân, học dân, lắng nghe ý kiến của dân, gắn bó mật thiết với dân, tổ chức, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước.
- Chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân.
Hai là, yêu thương con người
Quan niệm của Hồ Chí Minh về con người rất toàn diện và độc đáo. Hồ Chí Minh đã xác định tình yêu thương con người là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Người dành tình yêu thương rộng lớn cho những người cùng khổ. Những người lao động bị áp bức bóc lột, Người viết: "Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành"
Trong Di chúc, Người căn dặn Đảng: Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau, nhắc nhở mỗi cán bộ, đảng viên luôn luôn chú ý đến phẩm chất yêu thương con người
Ba là, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư.
Theo Hồ Chí Minh thì: Cần tức là lao động cần cù, siêng năng; lao động có kế hoạch, sáng tạo, có năng suất cao; lao động với tinh thần tự lực cánh sinh, không lười biếng, không ỷ lại, không dựa dẫm. Phải thấy rõ "lao động là nghĩa vụ thiêng liêng, là nguồn sống, nguồn hạnh phúc của chúng ta".
Kiệm tức là tiết kiệm sức lao động, tiết kiệm thì giờ, tiết kiệm tiền của của dân, của nước, của bản thân mình; phải tiết kiệm từ cái to đến cái nhỏ, nhiều cái nhỏ cộng lại thành cái to; "không xa xỉ, không hoang phí, không bừa bãi", không phô trương hình thức, không liên hoan, chè chén lu bù.
Liêm tức là "luôn luôn tôn trọng giữ gìn của công và của dân"; "không xâm phạm một đồng xu, hạt thóc của Nhà nước, của nhân dân". Phải "trong sạch, không tham lam". "Không tham địa vị. Không tham tiền tài. Không tham sung sướng. Không ham người tâng bốc mình. Vì vậy mà quang minh chính đại, không bao giờ hủ hoá".
Chính, "nghĩa là không tà, thẳng thắn, đứng đắn". Đối với mình: không tự cao, tự đại, luôn chịu khó học tập cầu tiến bộ, luôn tự kiểm điểm để phát triển điều hay, sửa đổi điều dở của bản thân mình.
Đối với người: không nịnh hót người trên, không xem khinh người dưới, luôn giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, đoàn kết thật thà, không dối trá, lừa lọc.
Đối với việc: để việc công lên trên, lên trước việc tư, việc nhà.
Chí công vô tư, Người nói: "Đem lòng chí công vô tư mà đối với người, với việc". “Khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, khi hưởng thụ thì mình nên đi sau”; phải "lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ".
Bốn là, tinh thần quốc tế trong sáng. Đó là, tinh thần đoàn kết quốc tế vô sản, mà Hồ Chí Minh đã nêu lên bằng mệnh đề "Bốn phương vô sản đều là anh em"; là tinh thần đoàn kết với các dân tộc bị áp bức, với nhân dân lao động các nước, mà Hồ Chí Minh đã dày công vun đắp bằng hoạt động cách mạng thực tiễn của bản thân mình và bằng sự nghiệp cách mạng của cả dân tộc.
Tư tưởng Hồ Chí Minh về Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, những đặc trưng bản chất của chủ nghĩa xã hội (CNXH) bao gồm:
Một là, CNXH là một chế độ do nhân dân làm chủ, Nhà nước phải phát huy quyền làm chủ của nhân dân để huy động được tính tích cực và sáng tạo của nhân dân vào sự nghiệp xây dựng CNXH.
Hai là, CNXH có nền kinh tế phát triển cao, dựa trên lực lượng sản xuất hiện đại và chế độ công hữu về tư liệu sản xuất chủ yếu, nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân, trước hết là nhân dân lao động.
Ba là, CNXH là một xã hội phát triển cao về văn hóa, đạo đức, trong đó người với người là bè bạn, là đồng chí, là anh em, con người được giải phóng khỏi áp bức, bóc lột, có cuộc sống vật chất và tinh thần phong phú, được tạo điều kiện để phát triển hết mọi khả năng sẵn có của mình.
Bốn là, CNXH là một xã hội công bằng và hợp lý, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít, không làm không hưởng, các dân tộc bình đẳng, miền núi tiến kịp miền xuôi.
Năm là, CNXH là một công trình tập thể của nhân dân, do nhân dân tự xây dựng lấy dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Quan niệm của Hồ Chí Minh về thời kỳ quá độ xuất phát từ quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và từ tình hình thực tiễn của Việt Nam:
Trước hết, Hồ Chí Minh đã lưu ý chúng ta cần nhận thức rõ tính quy luật chung và đặc điểm lịch sử cụ thể của mỗi nước để nhận rõ đặc trưng tính chất của thời kỳ quá độ của Việt Nam đi lên CNXH bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
Hồ Chí Minh đã chỉ ra những đặc điểm và mâu thuẫn của thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam, trong đó đặc điểm bao trùm to nhất là từ một nước nông nghiệp lạc hậu tiến thẳng lên CNXH không kinh qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa. Đặc điểm này thâu tóm đầy đủ những mâu thuẫn, khó khăn, phức tạp, chi phối toàn bộ tiến trình quá độ lên CNXH ở nước ta, từ đó phải tìm ra con đường với những hình thức, bước đi và cách làm phù hợp với đặc điểm Việt Nam.
Về nhiệm vụ lịch sử của thời kỳ quá độ, Người nói "Chúng ta phải xây dựng nền tảng vật chất và kỹ thuật của CNXH, đưa miền Bắc tiến dần lên CNXH, có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại, có văn hóa và khoa học tiên tiến. Trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải cải tạo nền kinh tế cũ và xây dựng nền kinh tế mới, mà xây dựng là nhiệm vụ chủ chốt và lâu dài".
Về những nhân tố bảo đảm thực hiện thắng lợi CNXH ở Việt Nam, Hồ Chí Minh chỉ rõ phải: Giữ vững và tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng; nâng cao vai trò quản lý của Nhà nước; Phát huy tính tích cực, chủ động của các tổ chức chính trị- xã hội; xây dựng đội ngũ cán bộ đủ đức và tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng xã hội chủ nghĩa









Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam

Những nội dung cơ bản của CNH-HDH trong thời kỳ quá độ lên CNXH ở Việt Nam.
KN: Đảng ta nêu ra quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa như sau: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và quản lý kinh tế - xã hội, từ sử dụng sức lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động với công nghệ, phương tiện, phương pháp tiên tiến hiện đại, dựa trên sự phát triển của công nghiệp và tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra năng suất lao động xã hội cao.
Do những biến đổi của nền kinh tế thế giới và điều kiện cụ thể của đất nước, CNH HĐH ở nước ta có những đặc điểm chủ yếu sau:
- CNH, HĐH theo định hướng XHCN, thực hiện mục tiêu “dân giàu. nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”
- CNH, HĐH gắn với phát triển kinh tế tri thức.
- CNH, HĐH trong điều kiện cơ chế thị trường có sự điều tiết của nhà nước.
- CNH, HĐH trong bối cảnh toàn cầu hoá kinh tế và VN tích cực, chủ đọng hội nhập kinh tế quốc tế.
a) Thực hiện cuộc cách mạng khoa học - công nghệ để xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất
Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ ở nước ta hiện nay có thể khái quát gồm hai nội dung chủ yếu sau:
- Một là, xây dựng thành công cơ sở vật chất - kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội để dựa vào đó mà trang bị công nghệ hiện đại cho các ngành kinh tế quốc dân.
- Hai là, tổ chức nghiên cứu, thu thập thông tin, phổ biến ứng dụng những thành tựu mới của khoa học và công nghệ hiện đại vào sản xuất, đời sống với những hình thức, bước đi, quy mô thích hợp.
Trong quá trình thực hiện cách mạng khoa học và công nghệ, chúng ta cần chú ý:
- ứng dụng những thành tựu mới, tiên tiến về khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và từng bước phát triển nền kinh tế tri thức.
- Sử dụng công nghệ mới gắn với yêu cầu tạo nhiều việc làm, tốn ít vốn, quay vòng nhanh, giữ được nghề truyền thống; kết hợp công nghệ cũ, công nghệ truyền thống với công nghệ hiện đại.
- Tăng đầu tư ngân sách và huy động các nguồn lực khác cho khoa học và công nghệ
- Kết hợp các loại quy mô lớn, vừa và nhỏ cho thích hợp; ưu tiên quy mô vừa và nhỏ, coi trọng hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế - xã hội.
b) Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý và phân công lại lao động xã hội
* Xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý
Cơ cấu kinh tế là tổng thể các bộ phận hợp thành, cùng với vị trí, tỷ trọng và quan hệ tương tác phù hợp giữa các bộ phận trong hệ thống kinh tế quốc dân. Cơ cấu kinh tế được xem xét dưới góc độ: cơ cấu ngành (như công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ...); cơ cấu vùng (các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế
Xây dựng một cơ cấu kinh tế được gọi là tối ưu khnó đáp ứng được các yêu cầu sau:
- Phản ánh được và đúng các quy luật khách quan, nhất là các quy luật kinh tế và xu hướng vận động phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
- Nông nghiệp phải giảm dần về tỷ trọng, công nghiệp và dịch vụ phải tăng dần về tỷ trọng.
- Phù hợp với xu hướng tiến bộ của khoa học và công nghệ đã và đang diễn ra như vũ bão trên thế giới.
- Cho phép khai thác tối đa mọi tiềm năng của đất nước, của các ngành, các địa phương, các thành phần kinh tế.
- Thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế theo xu hướng toàn cầu hoá kinh tế, do vậy, cơ cấu kinh tế được tạo dựng phải là "cơ cấu mở".
* Tiến hành phân công lại lao động xã hội: Phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa lao động, tức là chuyên môn hóa sản xuất giữa các ngành, trong nội bộ từng ngành và giữa các vùng trong nền kinh tế quốc dân. Phân công lao động xã hội có tác dụng rất to lớn. Nó là đòn bẩy của sự phát triển công nghệ và năng suất lao động; cùng với cách mạng khoa học và công nghệ, nó góp phần hình thành và phát triển cơ cấu kinh tế hợp lý
Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, sự phân công lại lao động xã hội phải tuân thủ các quá trình có tính quy luật sau:
- Tỷ trọng và số tuyệt đối lao động nông nghiệp giảm dần, tỷ trọng và số tuyệt đối lao động công nghiệp ngày một tăng lên.
- Tỷ trọng lao động trí tuệ ngày một tăng và chiếm ưu thế so với lao động giản đơn trong tổng lao động xã hội.
- Tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất phi vật chất (dịch vụ) tăng nhanh hơn tốc độ tăng lao động trong các ngành sản xuất vật chất.
ở nước ta, phương hướng phân công lại lao động xã hội hiện nay cần triển khai trên cả hai địa bàn: tại chỗ và nơi khác để phát triển về chiều rộng kết hợp phát triển theo chiều sâu.
Những nội dung cụ thể của công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta trong những năm trước mắt:
a) Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân
b) Phát triển nhanh hơn công nghiệp, xây dựng và dịch vụ
c) Phát triển kinh tế vùng
d) Phát triển kinh tế biển.
Những tiền đề đẩy mạnh CNH, HĐH ở VN:
- Tạo vốn cho CNH, HĐH
- Đào tạo nguồn nhận lực cho CNH, HĐH
- Xây dựng tiềm lực khoa học, công nghệ theo yêu cầu của CNH, HĐH .
- Mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lý của Nhà nước.

CÁC QUY LUẬT CỦA SẢN XUẤT HÀNG HOÁ

1. Quy luật giá trị:
a. Nội dung và yêu cầu của quy luật giá trị.
- Quy luật giá trị là quy luật kinh tế cơ bản của sản xuất và trao đổi hàng hoá. Vì nó quy định bản chất của sản xuất hàng hoá, là cơ sở của tất cả các quy luật khác của sản xuất hàng hoá
- Nội dung của quy luật giá trị:
Sản xuất và trao đổi hàng hoá phải dựa trên cơ sở giá trị của nó, tức trên cơ sở hao phí lao động xã hội cần thiết.
- Trong sản xuất, quy luật giá trị buộc người sản xuất phải làm sao cho mức hao phí sức lao động cá biệt của mình phải phù hợp với mức hao phí sức lao động xã hội cần thiết, có như vậy họ mới có thể tồn tại được.
- Trong trao đổi, hay lưu thông phải thực hiện theo nguyên tắc ngang giá: Hai hàng hoá trao đổi được với nhau khi cùng kết tinh một lượng lao động như nhau, hoặc trao đổi, mua bán hàng hoá phải thực hiện với giá cả bằng giá trị.
- Cơ chế tác động của quy luật giá trị được thể hiện cả trong trường hợp giá cả bằng giá trị, cả trong trường hợp giá cả lên xuống xung quanh giá trị.
b. Tác động của quy luật giá trị.
Trong nền sản xuất hàng hoá, quy luật giá trị có ba tác động sau:

- Điều tiết sản xuất và lưu thông hàng hoá được thể hiện trong hai trường hợp sau:
+ Thứ nhất: Nếu như một mặt hàng nào đó có giả cả cao hơn giá trị, hàng hoá bán chạy và lãi cao, những người sản xuất sẽ mở rộng quy mô sản xuất, đầu tư thêm tư liệu sản xuất và sức lao động. Mặt khác, những người sản xuất hàng hoá khác cũng có thể chuyển sang sản xuất mặt hàng này, do đó, tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này tăng lên, quy mô sản xuất càng được mở rộng.
+ Thứ hai, nếu như một mặt hàng nào đó có giá cả thấp hơn giá trị, sẽ bị lỗ vốn. Tình hình đó buộc người sản xuất phải thu hẹp việc sản xuất mặt hàng này hoặc chuyển sang sản xuất mặt hàng khác, làm cho tư liệu sản xuất và sức lao động ở ngành này giảm đi ở ngành khác lại có thể tăng lên.

Còn nếu như mặt hàng nào đó giá cả bằng giá trị thì người sản xuất có thể tiếp tục sản xuất mặt hàng này.

Như vậy, quy luật giá trị đã tự động điều tiết tỷ lệ phân chia tư liệu sản xuất và sức lao động vào các ngành sản xuất khác nhau, đáp ưng nhu cầu của xã hội.
Tác động điều tiết lưu thông hàng hoá của quy luật giá trị thể hiện ở chỗ nó thu hút hàng hoá từ nơi có giá cả thấp đến nơi có giá cả cao, và do đó, góp phần làm cho hàng hoá giữa các vùng có sự cân bằng nhất định.
- Kích thích cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, hạ giá thành sản phẩm:
+ Các hàng hoá được sản xuất ra trong những điều kiện khác nhau, do đó, có mức hao phí lao động cá biệt khác nhau, nhưng trên thị trường thì các hàng hoá đều phải được trao đổi theo mức hao phí lao động xã hội cần thiết. Vì vậy người sản xuất hàng hoá nào mà có mức hao phí lao động thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, thì sẽ thu được nhiều lãi và càng thấp hơn càng lãi. Điều đó kích thích những người sản xuất hàng hoá cải tiến kỹ thuật, hợp lý hoá sản xuất, cải tiến tổ chức quản lý, thực hiện tiết kiệm... nhằm tăng năng suất lao động, hạ chi phí sản xuất.
+ Sự cạnh tranh quyết liệt càng làm cho các quá trình này diễn ra mạnh mẽ hơn. Nếu người sản xuất nào cũng làm như vậy thì cuối cùng sẽ dẫn đến toàn bộ năng suất lao động xã hội không ngừng tăng lên, chi phí sản xuất xã hội không ngừng giảm xuống.
- Phân hoá những người sản xuất hàng hoá thành giàu, nghèo:
+ Những người sản xuất hàng hoá nào có mức hao phí lao động cá biệt thấp hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết sẽ thu được nhiều lãi, giàu lên, có thể mua sắm thêm tư liệu sản xuất, mở rộng sản xuất kinh doanh, thậm chí thuê lao động trở thành ông chủ.
+ Ngược lại, những người sản xuất hàng hoá nào đó có mức hao phí lao động cá biệt lớn hơn mức hao phí lao động xã hội cần thiết, khi bán hàng hoá sẽ rơi vào tình trạng thua lỗ, nghèo đi thậm chí có thể phá sản, trở thành lao động làm thuê.
Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân làm xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ sở ra đời của chủ nghĩa tư bản.
Như vậy, quy luật giá trị vừa có tác động tích cực, vừa có tác động tiêu cực. Do đó, đồng thời với việc thúc đẩy sản xuất hàng hoá phát triển, nhà nước cần có những biện pháp để phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực của nó, đặc biệt trong nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay.
2 .Quy luật cạnh tranh
- Cạnh tranh là sự ganh đua về kinh tế giữa những chủ thể trong nền sản xuất hàng hóa nhằm giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất, tiêu thụ hoặc tiêu dùng hàng hóa để từ đó thu được nhiều lợi ích nhất cho mình.
- Cạnh tranh có thể diễn ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng , hoặc giữa người tiêu dùng với người tiêu dùng; giữa người sản xuất với người sản xuất..
Nội dung của quy luật:
Trong nền sản xuất hàng hoá, sự cạnh tranh giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa người sản xuất và người tiêu dùng là một tất yếu khách quan, là yêu cầu thường xuyên đối với những người sản xuất hàng hoá .
- Cạnh tranh có vai trò rất quan trọng là một trong những động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy sản xuất phát triển. Nó buộc người sản xuất phải thừơng xuyên năng động, nhạy bén, cải tiến kỹ thuật. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế. Đó là cạnh tranh lành mạnh.
- Bên cạnh mặt tích cực, cạnh tranh còn có mặt tiêu cực, biểu hiện cạnh tranh không lành mạnh như dùng những thủ đoạn vi phạm dậo đức hoặc vi phạm pháp luật nhằm thu được nhiều lợi ích cho mình nhất, gây tổn hại đến lợi ích của tập thể, xã hội cộng đồng, như làm hàng giả, buôn lậu, trốn thuế...
3. Quy luật cung cầu và giá cả hàng hóa.
- Cầu được hiểu là nhu cầu có khả năng thanh toán của xã hội về một loại hàng hoá hay dịch vụ nào đó trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất định .
Cầu có liên quan đến nhu cầu nhưng không đồng nhất với nhu cầu. Quy mô của cầu phụ thuộc vào các yếu tố: thu nhập, sức mua của đồng tiền, giá cả hàng hóa, lãi suất, thị hiếu của người tiêu dùng...trong đó, giá cả là yếu tố có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.
- Cung về một loại hàng hoá hay dịch vụ là tổng số hàng hóa hay dịch vụ đó mà các chủ thể kinh tế đưa ra bán trên thị trường ở các mức giá trong một khoảng thời gian nhất đinh, bao gồm cả hàng hoá hoá bán được và hàng hoá chưa bán được
* Cung và cầu có mối quan hệ chặt chẽ với nau.
- Cầu xác định cung và ngược lại, cung xác định cầu.
+ Cầu xác định khối lượng, cơ cấu của cung về hàng hóa.
+ Cung tác động đến cầu, kích cầu.
Vì vậy người sản xuất hàng hóa phải thường xuyên nghiên cứu nhu cầu thị hiếu, sở thích của người tiêu dùng, dự đoán sự thay đổi của cầu, phát hiện nhu cầu mới... để cải tiến chất lượng, hình thức, mẫu mã cho phù hợp, đồng thời phải quảng cáo để kích thích cầu.
- Cung - cầu không chỉ có mối quan hệ với nhau mà còn ảnh hưởng tới giá cả:
Khi cung = cầu, thì giá cả = giá trị
Khi cung > cầu, thì giá cả < giá trị
Khi cung < cầu, thì giá cả > giá trị
Như vậy, chúng ta thấy rằng: cạnh tranh, cung cầu, giá cả, giá trị luôn đi liền với nhau và cùng tác động đến sản xuất và lưu thông hàng hóa.
4. Quy luật lưu thông tiền tệ và lạm phát
a. Quy luật lưu thông tiền tệ.
- Quy luật lưu thông tiền tệ là quy luật quy định số lượng tiền cần thiết cho lưu thông hàng hóa ở mỗi thời ký nhất định.
- Khi tiền mới chỉ thực hiện chức năng là phương tiện lưu thông, thì số lượng tiền cần thiết cho lưu thông được tính theo công thức:
M=(P.Q)/V`
Trong đó:
M: lượng tiền cần thiết trong lưu thông.
P : Mức giả cả
Q: Khối lượng hàng hóa đem ra lưu thông
V: số vòng luan chuyển trung bình của một đơn vị tiền tệ
b. Lạm phát:
Là một hiện tượng khủng hoảng tiền tệ, đồng tiền bị mất giá vì tiền giấy không thực hiện được chức năng là phương tiện cất trữ. Do đó biểu hiện của lam phát là mức giá chung của toàn bộ nền kinh tế tăng lên.
Nói chung làm phát là hiện tượng chung của nền kinh tế hàng hóa và có tác động đến đời sống kinh tế xã hội.
Nguyên nhân dẫn đến lạm phát là do sự mất cân đối giữa hàng và tiến, do số lượng tiền giấy vượt quá mức trong lưu thông

KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XHCN Ở VIỆT NAM
Kinh tế thị trường là mô hình kinh tế mà ở đó các quan hệ kinh tế đều được thực hiện trên thị trường, thông qua quá trình trao đổi mua bán. Quan hệ hàng hóa - tiền tệ phát triển đến một trình độ nhất định sẽ đạt đến kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường là giai đoạn phát triển của kinh tế hàng hóa dựa trên cơ sở phát triển cảu lực lượng sản xuất.
Đặc điểm Kinh tề thị trường:
- Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, có quyền tự chủ trong kinh doanh, sx
- Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết
- Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của kinh tế thị trường
- Có hệ thống quy pháp kiện toàn và chịu sự quản lý vĩ mô của nhà nước

* Đặc trưng chủ yếu của kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN
- Mục đích của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN là phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất phù hợp trên cả ba mặt: sở hữu, quản lý và phân phối nhằm thực hiện dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh.
- Về sở hữu sẽ phát triển theo hướng còn tồn tại các hinh thức sở hữu khác nhau, nhiều thành phần kinh tế khác nhau trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo. Tiêu chuẩn căn bản để đánh giá hiệu quả xây dựng quan hệ sản xuất theo định hướng XHCN là thúc đẩy phát triển LLSX, cải thiện đời sống nhân dân và thực hiện công bằng xã hội nên phải từng bước xác lập và phát triển chế độ sở hữu công cộng về TLSX chủ yếu một cách vững chắc, tránh nóng vội xây dựng ồ ạt mà không tính đến hiệu quả như trước đây.
- Về quản lý, trong kinh tế thị trường định hướng XHCN phải có sự quản lý của Nhà nước XHCN. Nhà nước XHCN quản lý nền kinh tế bằng pháp luật, chiến lược, kế hoạch, chính sách đồng thời sử dụng cơ chế thị trường, các hình thức kinh tế và phương pháp quản lý kinh tế thị trường để kích thích sản xuất, giải phóng sức sản xuất, phát huy tính tích cực và hạn chế mặt tiêu cực, khuyết tật của cơ chế thị trường, bảo vẹ lợi ích của nhân dân lao động của toàn thể nhân dân.
- Về phân phối, kinh tế thị trường định hướng XHCN thực hiện đa dạng hóa các hình thức phân phối. Vừa tạo động lực kích thích các chủ thể kinh tế nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời hạn chế những bất công trong xã hội.
- Tính định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường nước ta còn thể hiện ở chỗ tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với phát triển văn hóa, giáo dục, xây dựng nền văn hóa VN tiên tiến, dậm đà bản sắc dân tộc, làm cho chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng HCM giữ vai trò chủ đạo trong đời sống tinh thần của nhân dân, nâng cao dân trí, giáo dục và đào tạo con người, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của đất nước.
* Những giải pháp chủ yếu để phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN
a. thực hiện nhất quán chính sách kinh tế nhiều thành phần
b. mở rộng phân công lao động, tạo lập đồng bộ các yếu tố thị trường
c. đẩy mạnh công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ, đẩy mạnh CNH, HĐH
d. Giữ vững ổn định chính trị, hoàn thiện hệ thống luật pháp, đổi mới các chính sách tài chính, tiền tệ, giá cả.
e. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống điều tiết kinh tế vĩ mô, đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý kinh tế và các nhà kinh doanh giỏi.
f. Thực hiện chính sách đối ngoại có lợi cho phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN
* Vai trò của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở VN
- Nhà nước XHCN có vai trò kinh tế đặc biệt
Đó là tổ chức, quản lý toàn bộ nền kinh tế quóc dân ở cả tầm vĩ mô và vi mô, trong đó quản lý kinh tế vĩ mô là chủ yếu.
- Chức năng quản lý kinh tế của Nhà nước
1. Nhà nước tạo môi trường pháp lý thuận lợi và đảm bảo ổn định chính trị, xã họi cho sự phát triển kinh tế
2. Nhà nước tạo mội trường kinh tế vĩ mô ổn định cho phát triển kinh tế
3. Nhà nước đảm bảo cho nền kinh tế hoạt động hiệu quả và lành mạnh
4. Thực hiện tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội, bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa.
* Các công cụ quản lý vĩ mô nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a. Hệ thống pháp luật
Nhà nước phải sử dụng hệ thống pháp luật làm công cụ điều tiết hoạt động của các tổ chức kinh tế thuộc mọi thành phần kinh tế nhằm làm cho nền kinh tế phát triển theo định hướng XHCN. Hệ thống pháp luật bao trùm mọi mặt hoạt động kinh tế - xã hội nhưng có thể khái quát trong 5 lĩnh vực:
- Xác định các chủ thể pháp lý tạo cho họ các quyền (năng lực pháp lý) và hành động ( khả năng kinh doanh) mang tính thống nhất.
- Quy định các quyền kinh tế (quyền sở hữu, quyền chuyển nhượng, quyền sử dụng…)
- về hợp đồng kinh tế, các nguyên tắc cơ bản của luật hợp đồng dựa trên cơ sở thỏa thuận, trên cơ sở tự nguyện của các bên, luật hợp đồn quy định quyền hoạt động của các chủ thể pháp lý tức là các hành vi pháp lý
- Về sự bảo đảm của nhà nước đối với các điều kiện chung của nền kinh tế có các luật bảo hộ lao động luật môi trường, …
- Về luật kinh tế đối ngoại phù hợp với thông lệ quốc tế
b. Kế hoạch và thị trường
Nhà nước điều tiết tiết trường thông qua kế hoạch vĩ mô- kế hoạch hóa gián tiếp bằng hệ thống chỉ tiêu cân đối.
Kế hoạch nhà nước bao gồm các kế hoạch dài hạn và ngắn hạn.
c. Xây dựng kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể hoạt đông jcos hiệu quả
Kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tập thể cùng với kinh tế nhà nước trở thành nền tảng của nền kinh tế quốc dân XHCN
d. Tài chính
- Bản chất của tài chính:
Tài chính nước ta là hệ thống quan hệ kinh tế biểu hiện trong việc hình thành, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ trong nền kinh tế quốc dân nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển chế độ XHCN
- Chức năng của tài chính
+ Chức năng phân phối
+ CHức năng giám đốc
- Vai trò của tài chính trong thời ký quá độ lên CNXH ở VN:
+ Điều tiết kinh tế
+ Xác lập và tăng cường các quan hệ kinh tế - xã hội
+ Tập trung và tích lũy, cung ứng vốn cho các nhu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước
+ Tăng cường tính hiệu quả cho sản xuất và kinh doanh
+ Hình thành quan hệ tích lũy, tiêu dùng hợp lý
+ Củng cố Nhà nước, liên minh công - nông, tăng cường an ninh quốc phòng
e. Tín dụng
Tín dụng phản ánh quan hệ kinh tế giữa chủ thể sở hữu và các chủ thể sử dụng nguồn vốn nhàn rỗi trong nền kinh tế trên nguyên tắc hoàn trả có kỳ hạn cả vốn gốc lẫn lợi tức
Quan hệ tín dụng tồn tại dưới các hình thức:
+ Tín dụng nhà nước
+ Tín dụng thương mại
+ Tín dụng ngân hàng
- Chức năng của tín dụng
+ Chức năng phân phối
+ Chức năng giám đốc
- Vai trò của tín dụng
+ Góp phần giảm nhẹ số tiền nhàn rỗi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, góp phần tăng vòng quay của vốn, tiết kiệm tiền mặt khi lưu thông
+ Góp phần cung cấp khối lượng vốn cho các doanh nghiệp từ đó tăng quy mô sản xuất kinh doanh
+ Góp phần thúc đẩy quá trình mở rộng mối quan hệ giao lưu tiền tệ giữa nước ta và các nước khác
g. Ngân hàng
Ngân hàng nhà nước hay ngân hàng thương mại giữ vai trò ổn định tiền tệ, đề xuất chính sách tiền tệ, tổ chức hệ thống tiền tệ của đất nước, thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế quốc dân


https://diendankt11b.forumvi.com

Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

Permissions in this forum:
Bạn không có quyền trả lời bài viết